20:49
0
Những người phụ nữ Thái Bình dầm mình dưới nước vớt rong làm thạch bán cho nhà máy kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Rong câu phát triển nhiều ở vùng ven biển xã Đông Long, huyện Tiền Hải. Chủ đầm nuôi tôm sú, hải sản ở ven đê lấn biển thường thả thêm ít rong để mọc tự nhiên. Đến mùa thu hoạch, chủ đầm bán cho người vớt rong quanh vùng, họ sơ chế rồi bán lại cho các nhà máy.




Mỗi năm thu hoạch rong khoảng ba đợt vào các tháng 3, 6 và 10. Chị Hạnh chuyên đi thu mua rong câu cho biết, tùy vào điều kiện sinh trưởng sẽ vớt được rong nhiều hay ít, nhưng không bao giờ lo mất mùa.

Đi vớt rong chủ yếu là phụ nữ. Họ dùng bè xốp và dầm mình giữa đầm từ sáng sớm đến chiều tối để vớt rong, rồi chuyển dần lên triền đê cho ráo nước. Bữa cơm trưa của họ ăn vội ngay tại những triền đê.



Vừa vớt từng ôm rong mang lên bè, bà Đính cho biết nhiều chỗ nước sâu ngập đến cổ, phải trùm khăn kín mặt mũi, mím môi để cho nước khỏi vào miệng. Đôi khi bị hụt chân, miệng sặc nước bùn đục ngầu ở những nơi bùn nhão là chuyện "như cơm bữa". Gắn bó với công việc này được vài năm, bà Đình nói lúc khỏe thì đi làm, mệt thì nghỉ, việc chính vẫn là làm nông.

Phương tiện bảo hộ duy nhất của những phụ nữ vớt rong là đôi ủng cao su. Bước lên bờ, thân ai cũng ngấm mùi tanh của rong và bùn.

Bàn tay người thợ vớt rong nhăn nheo vì nước, xước xát khi đụng phải đá, sành dưới đáy bùn. Dầm người liên tục dưới đầm, nhiều chị em còn bị ngứa ngáy, bệnh phụ khoa, nhưng vì mưu sinh họ vẫn gắng gượng.

Để cho rong mau khô, những người làm công không dám nghỉ ngơi, tranh thủ dàn, lật từng nhúm để kịp đóng bánh đi cân. Những người làm nghề vớt rong sợ trời mưa chẳng kém những người làm muối. Bởi chỉ cần một trận mưa xuống là rong ướt, nhũn, trắng bệnh, vứt đi không dùng được, công sức bao ngày vớt, phơi coi như đi tong.

Những mẻ rong khô được tập kết về kho, che chắn cẩn thận không bị dính nước mưa. Rong đẹp sẽ có màu đen, mỗi cân bán 4.000-5.000 đồng, có năm thấp hơn. Rong phơi khô được đóng thành kiện, theo xe ra Hải Dương, Hải Phòng bán cho các nhà máy chế biến.

Nụ cười tươi tắn của bà Loan (69 tuổi) sau một ngày vớt rong mệt nhọc.

Nguồn: Doc bao 24h

0 nhận xét:

Đăng nhận xét